MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111

MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111

MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111

MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111

MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111
MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM. - VẬN TẢI TRẦN HỒ | VẬN TẢI LONG THÀNH - ĐỒNG NAI | 0938 304 111
Tin tức

MỞ RỘNG CAO TỐC LONG THÀNH - DẦU GIÂY: HỢP LÝ, ĐÚNG THỜI ĐIỂM.

Bộ GTVT vừa giao Tổng Công ty Cửu Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trình bộ xem xét, đưa vào kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Theo đó, Bộ GTVT đồng ý cho mở rộng cao tốc này nhằm giải tỏa ùn tắc cho con đường huyết mạch phía Nam.

Nghiên cứu nhiều phương án

Bộ GTVT vừa giao cho chúng tôi nghiên cứu về các phương án mở rộng cao tốc này. Khi nào có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo sau”. Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM ngày 18-8 như trên.

Theo các phương án trước đó về mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, giai đoạn 2021-2030, đoạn từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến thị trấn Long Thành (Đồng Nai) sẽ mở rộng 8-10 làn xe. Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây giữ nguyên bốn làn xe.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu trong nghiên cứu phải làm rõ quy mô và trách nhiệm đầu tư đối với các nút giao An Phú, quốc lộ 51, vành đai 2, vành đai 3... Ngoài ra, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí vốn để triển khai dự án.

Trước đó, để giải quyết tình trạng kẹt xe liên tục trên cao tốc Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT mở rộng đường này từ bốn lên 12 làn xe. Bộ đã giao Tổng Công ty Cửu Long khảo sát, nghiên cứu để đề xuất phương án.

Dựa trên số liệu lưu lượng xe khảo sát tại Trạm thu phí Long Phước năm 2017 (14,17 triệu lượt), đơn vị tư vấn đưa ra dự báo về số làn xe cho cao tốc này theo từng giai đoạn: Năm 2025 dự kiến mở rộng năm làn xe, năm 2030 thành bảy làn, năm 2035 mở rộng tám làn, năm 2038 lên chín làn và năm 2040 thành 10 làn.

Trước đây, tổng giám đốc Tổng Công ty Cửu Long cũng từng đề xuất mở rộng cao tốc này. Cụ thể, đoạn từ nút giao An Phú đến thị trấn Long Thành dài 24 km sẽ mở rộng từ bốn lên tám làn xe từ năm 2025 với nguồn vốn hơn 9.800 tỉ đồng. Sau năm 2040, đoạn này cần được mở rộng lên 10 làn xe. Riêng 31 km từ Long Thành đi Dầu Giây có thể sẽ giữ nguyên.

Mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây: Hợp lý, đúng thời điểm - ảnh 1
Sau năm năm hoạt động, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đã quá tải. Ảnh: VŨ HỘI

Nghiên cứu sớm nhưng phải đạt chất lượng

TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, nhận định: “Quyết định mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 làn xe là hợp lý và đúng thời điểm. Do đó rất cần nghiên cứu lập dự án khả thi cũng như thiết kế kỹ thuật để triển khai tuyến cao tốc này sớm nhất, đáp ứng lượng xe ngày càng gia tăng”.

Theo TS Tuấn, hiện nay lưu lượng xe trên cao tốc này, đặc biệt đoạn từ nút giao An Phú đến đoạn giao với quốc lộ 51 lưu lượng xe rất lớn, vượt quá công suất của đường và bắt đầu có trạng thái bão hòa.

Trong khi đó, tuyến cao tốc được khai thác vào năm 2015 thì đúng ra phải đến khoảng năm 2030 mới đạt ngưỡng bão hòa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu rất nhanh. Giao thương và nhu cầu vận chuyển con người, hàng hóa giữa TP.HCM với các tỉnh phía đông như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận… cũng phát triển mạnh mẽ. Do đó, lưu lượng xe trên cao tốc đạt đến trạng thái bão hòa sớm hơn rất nhiều so với dự kiến.

TS Tuấn cho biết thêm, trong bối cảnh như vậy, quyết định của Bộ GTVT là đúng thời điểm. Vấn đề còn lại là làm sao cho những nghiên cứu khả thi được làm hoàn chỉnh và phải đạt chất lượng. Nếu được thông qua sớm thì nhanh chóng làm cơ sở huy động vốn cho bước thiết kế kỹ thuật mời thầu.

Ngoài ra, cần nghiên cứu những tuyến cao tốc khác cắt ngang qua cao tốc này tạo thành mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và con người. Ví dụ, tuyến cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu cần triển khai sớm vì quốc lộ 51 hiện đã bão hòa, thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông.

Việc đầu tư hai bên đường song hành cao tốc cũng thực sự cần thiết vì đặc trưng của cao tốc là hạn chế những điểm ra vào. Do đó cần có đường song hành để đảm bảo nhu cầu lưu thông tại các khu đô thị dọc tuyến. Ông Tuấn góp ý: Phát triển đường song hành nên huy động vốn từ các nhà đầu tư bởi nó sẽ phát triển gắn liền với các dự án bất động sản.

Những lưu ý khi mở rộng cao tốc

Theo TS Vũ Anh Tuấn, khi mở rộng cao tốc cần xác định những đoạn có lưu lượng phương tiện lớn sẽ ưu tiên làm trước. Khi giải quyết các nút thắt cổ chai, đường giao cắt (nút giao An Phú, nút giao vòng xuyến rẽ vào quốc lộ 51) cần có giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ùn tắc.

Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất là an toàn giao thông. Do đó phải áp dụng tiêu chuẩn công nghệ mới nhất để đảm bảo điều này. Ngoài ra, cần xem xét tính cạnh tranh giữa cao tốc và tuyến đường sắt (khu đô thị Thủ Thiêm - sân bay Long Thành). Đường sắt sẽ chia sẻ một phần lưu lượng người di chuyển cho cao tốc.

Ngày 10-6, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Bộ GTVT góp ý về việc đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Theo UBND TP, việc nghiên cứu mở rộng cao tốc này là rất cần thiết và đồng bộ với việc xây dựng sân bay Long Thành.

KIÊN CƯỜNG - THU TRINH
Coppyright © 2020 abcxyz. All right reserved. Design by Nina
Đang online: 4 | Tổng truy cập: 41649
backtop